Wednesday, February 24, 2016

DSLR: những yếu tố cơ bản để làm chủ một bức ảnh

Ngày nay việc sở hữu một chiếc máy ảnh DSLR không còn là điều quá xa vời. Nhưng chắc hẳn nhiều bạn trước khi đưa ra quyết định rước một em nó về sẽ đều băn khoăn rằng với nhiều nút bấm như thế, nhiều thông số như thế thì liệu mình có thể nào làm chủ được em nó không, có quá khó và mất nhiều thời gian cho một tấm ảnh hay không. Điều hoàn toàn khác xa so với máy ảnh du lịch kỷ thuật số chỉ cần nhắm và chụp vì tất cả đã được tự động hóa bằng các thuật toán mà nhà sản xuất tích hợp sẵn. 

 Hôm nay với vai trò là một người đã có những trãi nghiệm và tự mày mò từ DSLR cho tới máy film các thứ, thì mình xin khẳng định rằng nó không quá khó như bạn nghĩ. Không nhất thiết phải có những thứ này: 


hay những thứ này


thì mới có thể tạo ra được những bức ảnh đẹp. Hãy bỏ qua những lo lắng đó. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra được một bức ảnh đẹp chỉ với một body không quá đắt tiền và một cái ống kính (Lens) không quá đắt tiền. Nhưng với tiêu chí của bài này đó là làm chủ được máy ảnh, làm chủ được bức ảnh cho những người mới mày mò và tự tìm hiểu như mình thì có những điều cơ bản sau đây các bạn cần nắm rõ. Anh chị em nào rành rồi thì đừng cười nhé.




ISO: là độ nhạy sáng của cảm biến ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao và bức ảnh càng sáng.

Khẩu độ: độ mở của ống kính. là độ mở rộng hay thu nhỏ của các lá khẩu trong ống kính. Ký hiệu là F, số F càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn, và càng thu nhận được nhiều ánh sáng vào cảm biến hơn. Khẩu độ tùy thuộc vào loại ống kính bạn đang sử dụng . Lấy ví dụ nếu bạn dùng Lens kit (lens đi cùng body khi mới mua về) của cả Canon hay nikkon thì bạn có thể setup khẩu độ trong phạm vi từ F3.5-5.6. Trong đó F3.5 là trạng thái mở rộng nhất có thể của lens và f5.6 là trạng thái khép nhỏ tối đa của các lá khẩu. Tất nhiên thì bạn cũng có thể setup những chỉ số F khác miễn sao nó nằm trong phạm vi khẩu độ được ghi trên lens.

Tốc độ màn trập: là thời gian màn trập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến, được ghi với dạng phân số  và đơn vị là S (giây) ví dụ: 1/20s 1/40s 1/125s 1/800s 1/1000s
Tốc độ càng chậm thì sẽ được nhiều ánh sáng đi vào cảm biến. Lấy ví dụ với thông số ISO và khẩu độ là như nhau, thì bức ảnh có tốc 1/20s sẽ sáng hơn bức ảnh có tốc 1/40s.




Có lẽ điều các bạn đang phân vân là tại sao chúng ta phải chỉnh các thông số này. Trước tiên hãy xem 3 thông số trên như là các gia vị để làm nên một món ăn. Vậy nên các bạn phải nêm nếm hợp lý để sao cho không một gia vị nào quá thừa hoặc quá thiếu để cho ra một món ăn vừa miệng. Trong trường hợp này đó là một bức ảnh với đầy đủ ánh sáng và không bị nhòe hình. 
Làm sao để biết bức ảnh đó có được "nêm" vừa hay chưa, tức đã đủ sáng hay chưa thì trên máy ảnh của bạn có một công cụ để bạn có thể biết điều đó. Đó là thanh đo sáng. Thanh đo sáng có thể được hiển thị trên màn hình và bên trong ống ngắm



Lấy ví dụ một cái màn hình hiển thị có lẽ là của Canon. Máy đang ở chế độ Manual (chữ M to tướng kia) bạn hoàn toàn có thể đặt về chế độ auto và bạn sẽ không cần tinh chỉnh bất cứ thông số nào vì máy sẽ tự chỉnh cho bạn dựa theo độ sáng của môi trường. Và bạn chỉ việc ngắm và chụp. Nhưng làm điều đó trên một chiếc DSLR thì khá là dở hơi. 

Trên màn hình ghi 3 thông số cơ bản đó là tốc 1/250, khẩu 8.0, ISO 100. Phần còn lại chính là thước đo sáng, khi vạch trắng nằm ở mức 0 tức là bức ảnh của bạn đã đủ sáng và có thể chụp. Nếu nó đang ở một số âm nào đó tức bức ảnh của bạn đang thiếu sáng. Tât nhiên bạn vẫn có thể chụp nhưng sẽ cho ra một bức ảnh thiếu sáng và ngược lại đối với một số dương.




Để các bạn dễ hiểu hơn về vấn đề nêm nếm này mình sẽ lấy ví dụ trong một số trường hợp như sau.

1. Trong điều ánh sáng cao như buổi trưa, nhìn vào thước đo sáng máy báo là dư sáng. Thì có những cách sau đây để bạn có thể giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến để bức ảnh bớt sáng đi:
-Giảm ISO tức độ nhạy sáng. Nhưng trong trường hợp ánh sáng quá chói và bạn không thể giảm ISO được nữa vì đa số các máy ảnh có ISO tối thiểu là 100 thì bạn có thể thử cách sau đây.
-Tăng tốc độ màn trập. Lấy ví dụ bạn đang để ISO 200, f4.0 tốc 1/250 máy báo dư sáng thì bạn có thể tăng tốc độ màn trập lên 1/320 chẳng hạn. Tức là giảm thời gian mà màn trập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến ít hơn.


-Giảm độ mở ống kính. Tức tăng số F lên để khẩu co lại và từ đó ánh sáng đi vào cảm biến ít hơn.
Đó là 3 cách nêm nếm trong điều kiện dư sáng.

2. Trong điều kiệm thiếu sáng (không có flash). Thước đo sáng báo thiếu sáng. Bạn có thể làm những cách sau đây để tăng lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Đây là điều kiện môi trường mình khuyên các bạn không nên chụp.

-Tăng ISO. Tức tăng độ nhạy sáng của cảm biến. Mình khuyên các bạn chỉ nên sử dụng cách này mà sau khi đã chỉnh 2 thông số kia nhưng không cứu vãn được độ sáng cho bức ảnh. Vì có một cái giá phải trả khi tăng ISO lên cao đó chính là noise (nhiễu hạt). ISO càng cao thì noise càng nhiều.


-Giảm tốc độ màn trập. Tức tăng thời gian màn trập mở ra, từ đó ánh sáng sẽ vào cảm biến được lâu hơn. Bức ảnh sẽ sáng hơn. Cách này cũng có một cái giá còn đắt hơn đó là sự nhòe hình. Khi bạn set tốc quá chậm hình hình sẽ bị nhòe.





3 thông số trên chính là vấn đề cốt lõi cũng như quan trọng nhất để quyết định chất lượng một bức ảnh. Không như máy ảnh film ngày xưa bạn chỉ có thể chụp ảnh dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng với máy ảnh số thì bạn có thể học tập theo phương pháp thử-sai. Tức là sai nhiều lần trước khi làm đúng. Bạn có thể chụp nhiều tấm ảnh để có được tấm ảnh ưng ý nhất.

Gửi bạn trang web giả lập một cái máy ảnh DSLR của hãng Canon làm ra để hiểu thêm về vấn đề nêm nếm này nhé: http://www.canonoutsideofauto.ca/play/

Khi mới bắt đầu chụp ảnh bạn nên lựa chọn cho mình một chủ đề dễ như phong cảnh, tĩnh vật, chân dung. Vấn đề chọn riêng cho mình một chủ đề, trường phái cũng kéo theo bạn phải lựa chọn cho mình một chiếc ống kính phù hợp cho từng loại chủ để. Vấn đề này mình sẽ chia sẽ trong một bài viết sắp tới.

Kiểm soát được 3 thông số trên thì coi như bạn đã làm được một nửa. Một nửa còn lại chính là kinh nghiệm, con mắt thẩm mỹ và kỹ năng. Những thứ mà các bạn sẽ trau dồi thêm sau này. Qua thời gian học hỏi và rèn luyện. Chúc các bạn luôn luôn giữ được niềm đam mê của mình và ngày càng có được những bức ảnh đẹp. Đừng quên khoe với mình nhé. Mình sẽ vui lắm đấy.

 

Tuesday, February 23, 2016

Những quy tắc khi dùng bữa tại các nhà hàng sang trọn có thể bạn chưa biết


Bàn ăn bày mâm cơm của người Việt Nam luôn luôn có phong cách giản dị: Dành cho mỗi người chỉ có một cái chén, một đôi đũa, một chiếc muỗng và một chiếc ly. Mỗi bữa ăn ngày thường hoặc trong một buổi tiệc thịnh soạn, sự giản dị vẫn như thế - có khác chăng chỉ là cách dùng các loại chén đĩa đẹp mắt hơn hay quý giá hơn. 

Một đôi đũa trên bàn ăn Việt rất thực dụng: vừa để gắp thức ăn đưa vào chén, đưa lên miệng, và cơm vào miệng, mà đôi lúc còn dùng như chiếc dao cắt nhỏ thức ăn (để vẽ cá bỏ xương chẳng hạn) hay dùng để gắp… cục nước đá, trước cặp mắt thán phục của người ngoại quốc!Người Âu Mỹ không có một “dụng cụ” ăn uống đa năng đến thế. Họ dùng dao, nĩa, ly, tách, chén, đĩa… lỉnh kỉnh trong bữa ăn ngày thường, và đặc biệt là trong các buổi tiệc tùng, những thứ này được bày la liệt trên bàn ăn, đủ hình đủ dạng, theo đúng một thứ tự đã thành qui luật. Một số người Việt nếu ít có dịp giao tiếp với người ngoại quốc, có thể thấy lúng túng khi được mời ngồi vào một bàn tiệc bày biện sang trọng với đủ thứ lỉnh kỉnh trước mặt. Đã vậy, khi ăn uống, số người này vì không quen với tập quán lạ, có thể bỡ ngỡ hoặc phạm phải những sai lầm đáng ra không nên có.

Trong loạt bài này, xin được trình bày về cách ăn uống sao cho đúng cách trong một bữa tiệc dùng chung với người ngoại quốc, để tránh những sơ suất đáng tiếc có thể xảy ra.


Cách sắp xếp bàn ăn







Không như bữa ăn Bò bảy món của người Việt, một bữa tiệc của người Âu Mỹ thường chỉ có ba món chính:

1. Khai vị: Thường là súp, hoặc salad. 

2. Món chính: Thường là một miếng thịt bò lớn, cá hoặc gà.

3. Tráng miệng: Có thể là cheese, ice cream, trái cây, nhưng thường là bánh ngọt.

Có hai phong cách dùng tiệc: kiểu Mỹ (American Style) và kiểu Lục địa (Continental Style). Kiểu Lục địa ta dùng khi ăn tiệc với người Âu châu.

Nguyên tắc chung dễ nhớ khi dùng các loại muỗng, nĩa, dao bày la liệt trên bàn: bắt đầu từ phía NGOÀI CÙNG xa đĩa ăn nhất, rồi dần dần vào phía trong. 

Đầu tiên, với chén súp đặt trên đĩa ăn, ta dùng muỗng súp phía ngoài cùng bên phải. Nếu là salad thì dùng nĩa phía ngoài cùng bên trái. Ăn xong đặt muỗng hoặc nĩa trên đĩa ăn.

Món thứ hai là món chính, dùng tay cầm dao và nĩa như hình dưới đây. Người thuận tay trái nên làm ngược lại (nĩa bên phải, dao bên trái)

an dung cach 01 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

và rồi lật ngược bàn tay lại

an dung cach 02 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

Cắt thịt: Dù là ăn theo kiểu nào, cũng phải dùng nĩa và dao một cách nhàn nhã, tự nhiên, cầm đúng cách, không nắm quá chặt và dùng hết sức lực.


an dung cach 03 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

an dung cach 04 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

an dung cach 05 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

an dung cach 06 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây 
Như chúng ta đã biết, có hai cách thức ăn tiệc: kiểu Lục địa (Continental Style) và kiểu Mỹ (American Style). Nên tìm hiểu cả hai cách để có thể áp dụng khi ăn uống với người bản xứ và người châu Âu.

andungcach 01 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

andungcach 02 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

Khi bắt đầu ăn

Ở cả hai kiểu Mỹ và Lục địa, dao, nĩa, muỗng, đã dùng rồi, kể cả cán cầm, không được đặt tiếp giáp với mặt bàn, dù là đặt trên khăn ăn.
Xin chú ý đến cách đặt nĩa ngửa hay sấp khác nhau ở hai kiểu, bạn theo kiểu nào cũng được nhưng đừng trộn lẫn với nhau.
Món sau cùng là tráng miệng, muỗng và nĩa thường đặt phía bên trên đĩa ăn.

Bước một: Tay trái cầm nĩa, tay phải cầm muỗng.


andungcach 03 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Buớc hai: Dùng nĩa đẩy thức ăn tráng miệng vào muỗng để ăn.

andungcach 04 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây



1. Cách thức cắt thịt, ăn, ngừng ăn và ăn xong, theo kiểu Lục địa (Âu châu): 

Cắt thịt kiểu Âu

andungcach 05 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Ăn theo kiểu Âu

andungcach 06 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

Tạm ngưng và ngưng ăn







2. Cách thức cắt thịt, ăn, ngừng ăn và ăn xong, theo kiểu Mỹ:

Cắt thịt kiểu Mỹ

andungcach 09 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Ăn theo kiểu Mỹ

andungcach 10 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

Tạm ngưng và ngưng ăn



Dụng cụ ăn uống






chen dia 01 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây



chen dia 02 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây 




Ăn tiệc

Ăn tiệc cũng như tham dự vào một trò chơi giao tế có nhiều quy luật, nếu nắm vững bạn sẽ tự tin và thoải mái suốt bữa, không bị lúng túng. Loạt bài về Ăn Uống Đúng Cách được kết thúc với phần tóm lược sau đây:


phongcanh antiec 01 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây 
Nếu bạn là khách mời, hãy đợi cho đến khi chủ tiệc ăn miếng đầu tiên rồi mới bắt đầu ăn, trừ khi bạn là người khách quý nên vị đó khẩn khoản mời bạn ăn trước.

phongcanh antiec 02 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Ngồi đúng cách trong bàn ăn: Cứ tưởng tượng như có con mèo phía trước và con chuột phía sau lưng là OK.

phongcanh antiec 03 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Đừng uống lộn ly và ăn bánh của người bên cạnh: ly rượu và nước của bạn ở phía tay PHẢI, đĩa bánh bên TRÁI. Muốn nhớ thì rất dễ: cứ nghĩ đến cái xế hạng sang BMW đó mà: Theo thứ tự: Bread rồi đến Meal rồi mới đến Water/Wine.

phongcanh antiec 04 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây 

Nếu có ai xin chuyển hũ đựng muối, bạn nhớ chuyển luôn hũ đựng tiêu. Hai thứ này luôn luôn là một cặp vợ chồng gắn kết keo sơn không rời!


phongcanh antiec 05 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Thức ăn đang chuyển cho người bên cạnh (thường theo chiều từ bên phải chuyền đi) đừng bao giờ chặn lại để thò tay lấy phần mình. Chẳng hạn, rổ bánh mì đang chuyển qua tay người khác đừng chặn lại nhón lấy một cái. Bạn phải xin chuyển trở lại cho mình.

phongcanh antiec 06 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây 
Dùng muỗng ăn nghiêng ra phía ngoài để múc món súp. Đừng bao giờ thổi món ăn cho nguội, dù nóng đến phỏng miệng.

phongcanh antiec 07 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Bao giờ cũng nếm thức ăn trước rồi mới rắc thêm muối hoặc tiêu. Rắc trước khi nếm là khiếm nhã.

phongcanh antiec 08 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Xin nhắc lại: dao, muỗng nĩa đã dùng rồi, phải để lại hoàn toàn trong đĩa ăn, không đặt tiếp xúc với mặt bàn.
phongcanh antiec 09 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Khi ăn xong, bạn có một “mật mã” để báo cho chủ nhà hoặc người hầu bàn biết bạn đã ăn xong, đó là đặt dao và nĩa chéo từ trên xuống dưới đĩa ăn. Một cách để dễ nhớ: tưởng tượng như đĩa ăn là mặt đồng hồ, còn dao và nĩa tương tự cây kim chỉ 11 phút nữa thì đến 5 giờ!
phongcanh antiec 10 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
Nếu phải đứng lên vào phòng rửa mặt, hoặc đứng dậy vào cuối bữa ăn, bạn nhớ đặt khăn ăn phía trái đĩa, gấp lỏng lẻo, không cần gọn.


Uống rượu trong bàn tiệc

Ở nhà, bạn uống rượu thế nào cũng được, dùng ly nào cũng xong. Nhưng khi có tiệc, nhất là lúc dùng bữa với người Âu Mỹ, xin ghi nhớ một số quy tắc sau đây:

1. Cách rót rượu vào ly: Rượu đỏ: chỉ rót 1/3 ly; rượu trắng: ½ ly; sparkling wine (rượu sủi tăm): ¾ ly

uongruou 01 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
2. Khi rót đủ rượu vào ly rồi, nhớ xoay nhẹ chai rượu để tránh nhỏ giọt ra bàn, đồng thời trông cũng có chút vẻ bay bướm!

uongruou 02 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
3. Nên nhớ: Trên bàn ăn, ly rượu vang của bạn đặt bên phải ly nước


uongruou 03 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
4. Nếu có ai nâng ly chúc mừng bạn (dịp đám cưới bạn, ngày sinh nhật… chẳng hạn) đừng uống kẻo bị say mèm. Chỉ cần mỉm cười lộ vẻ thân thiện là đủ


uongruou 04 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
5. Nhiều người tưởng lầm là chỉ có rượu trắng mới cầm chân (stem) ly khi uống (để tránh không làm ly rượu ấm lên). Nhưng rượu đỏ cũng phải cầm chân ly như thế, vừa để nhìn được màu sắc và độ trong của rượu, vừa tránh vân tay làm ly bị dơ. Nếu cầm phần trên ly khi uống, dân sành điệu sẽ chê bạn là dân “bowl grabber” (kẻ tóm cổ bầu).


uongruou 05 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
6. Cheers! Khi chạm ly chúc mừng hay mời mọc người khác, nhớ nhìn vào mắt họ (eye contact). Nếu không thì bị xui đấy (theo dị đoan của người Tây thì xui đến 7 năm! Mà lại xui về “sex” mới khổ). Cũng đừng đụng phải cánh tay người khác khi cụng ly với từng người trong bàn ăn.

uongruou 06 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
7. Khi uống, nên lịch sự nhìn vào ly rượu của mình (chứ không nhìn vào người khác, dù đang nói chuyện)

uongruou 07 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
8. Nếu bạn là chủ nhà đãi khách, nên để ý coi các ly của khách và mau mắn rót rượu nếu thấy vơi hoặc cạn.

uongruou 08 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây
9. Ăn uống lịch sự và luôn tỏ thái độ vui vẻ


uongruou 09 - Cách dùng dao muỗng nĩa để ăn món Tây

Minh họa của Gemma Correll

Hàn Quốc: những món ăn phổ biến



Bimbimbap

Năm 1890 món Bibibap đã rất thịnh hành ở Hàn Quốc và được viết trong quyển sách dạy nấu ăn Siuijeonseo. 100 năm sau đó món này đã trở nên thịnh hành khắp thế giới. Đây cũng chính là một trong những món ăn nổi tiếng tạo nên vẻ đẹp trong ẩm thực của người Hàn Quốc.




Bibimbap là một tô cơm trộn bao gồm cơm trắng, các loại rau và thịt. Cơm trộn được chú ý trước hết bởi nghệ thuật pha trộn màu sắc: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt… Sự pha trộn này đã tạo ra cái tên “cơm trộn”. Hiện nay, món cơm trộn đã thay đổi nhiều so với cơm trộn cổ truyền để có thể thích hợp với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho người Hàn Quốc.



Kimchi



Hàn Quốc được biết đến với tên gọi “xứ sở kim chi”, bởi đây không chỉ là món ăn truyền thống xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người Hàn mà nó còn được người dân nước này xem như một “quốc bảo”, biểu trưng cho nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và góp phần quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới.



Thực chất, kim chi là một loại dưa chua, rau củ muối có gia vị. Nó được coi là vua của những món dưa chua. Hầu như tất cả các loại rau củ đều có thể làm kim chi, trong đó, kim chi cải thảo là phổ biến nhất.



Ở Seoul, mùi kim chi không thể lẫn đi đâu được len lỏi trong các khoang tàu điện ngầm vào giờ cao điểm, và những người cổ suý nhiệt thành coi đó là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh.

Ngày nay, kim chi đã có mặt trong thực đơn ở những vùng đất cách xa bán đảo Hàn – nơi khai sinh ra nó. Món cải thảo cay nồng đượm mùi tỏi này giờ được dùng để phủ mặt bánh pizza và trộn taco ở Anh, Úc và Mỹ. Mới đây, vào cuối năm 2013, “kimjang”, truyền thống làm kim chi như một sinh hoạt cộng đồng đã chính thức được Unesco công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.



Kimbap hay gimbap

Trong danh sách các món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc, chắc chắn không có tên khác với kimbap. Kimbap – “kim” là tên của hợp chất rong biển khô; “Bắp” là “gạo”. Tên của một món ăn rất đơn giản, cơm gói trong rong biển.



Kimbap “có vẻ” như Maki – là cơm gói trong rong biển ở Nhật Bản. Nhưng kimbap thường lớn hơn (béo hơn) cho các bên trong, “nhân” bao gồm đa dạng hơn nhiều các loại thực phẩm bao gồm gạo trắng, cà rốt, trứng, dưa leo …, tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Sushi được cắt đều làm 6 khoanh, thì Gimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.

Kimbap yêu không chỉ bởi kiểu dáng đẹp, màu sắc rực rỡ, hương vị hấp dẫn mà còn bởi sự tiện lợi của nó, những chuyến đi, du lịch hay những dịp lễ hội … kimbap là lựa chọn số một.



Dẻo cơm, cùng với rong biển hơi dai tạo ra những đặc trưng riêng của ẩm thực Hàn Quốc

TIP: Một nơi có kimpab cực ngon đúng chất Hàn Quốc và giao hàng tận nơi. http://www.andemsg.com/



Naengmyeon – Món mì lạnh đặc trưng của Hàn Quốc

Naengmyeon. Trong tiếng Hàn, “naeng” có nghĩa là lạnh còn “myeon” có nghĩa là mì. Đúng như tên gọi, mì Naengmyeon có nước dùng được thả vài viên đá lạnh, hơi khó ăn và lạ miệng đối với một số thực khách nước ngoài. Tuy nhiên, Naengmyeon lại là món ăn phổ biến vào mùa hè của người dân Hàn Quốc; một số người lớn tuổi tại Hàn Quốc hiện vẫn giữ thói quen ăn mì lạnh vào mùa đông như một thủ tục truyền thống.



Naengmyeon cũng có nhiều loại và một số biến tấu khác nhau tuỳ vào người đầu bếp, tuy nhiên điểm chung cho toàn bộ các loại Naengmyeon là sợi mì rất đặc biệt mà không món mì nào khác có được. Dù được làm bằng nguyên liệu gì thì sợi mì lạnh vẫn phải mang nét đặc trưng là màu nâu, sợi nhỏ, dai, dài và không dính vào nhau. Một tô mì Naengmyeon thường được phục vụ trong một chiếc tô inox to, với một vắt mì được quấnh thành bó và nước dùng ngập khoảng 2/3 vắt mì; phía trên được tô điểm lát thịt heo, miếng trứng luộc, dưa leo thái sợi, miếng lê, tương ớt và vài viên đá lạnh. Thưởng thức Naengmyeon, thực khách sẽ nhận ra cái dai dai, man mát của sợi mì, húp một chút nước dùng có vị chua chua kim chi, ngòn ngọt nước luộc thịt, cay cay tương ớt và nhất là cảm giác lạnh mát của đá trong nước dùng. Món Naengmyeon thường được dùng kèm với kim chi làm từ củ cải trắng cắt lát mỏng, và một chút gia vị từ giấm và mù tạc pha loãng, tuỳ vào khẩu vị của thực khách.



Bánh gạo (Tteokbokki)

Luôn túc trực trên hầu hết các quầy hàng rong không chỉ riêng ở thủ đô Seoul.  Tteokbokki hay bánh gạo cay, thật sự là một món ăn bình dân mang đậm nét đặc trưng của văn hóa hàn quốc.




Bánh được làm từ bột gạo, được nặn thành những viên dài rồi mang đi hầm với sốt Gochujang - loại sốt thường được dùng trong các món cơm trộn Hàn Quốc với thành phần chính là ớt đỏ và đậu lên men. nước sốt tạo nên màu đỏ hấp dẫn cho bánh gạo đồng thời cũng mang đến vị cay nồng không nể nào nhầm lẫn với các món ăn khác. Bạn có thể nua những xiên bánh được làm sẵn để tiết kiệm thời gian hoặc cầu kỳ hơn là cả một phần Tteokbokki với đầy đủ thịt, chả cá hoặc trứng dùng kèm với bắp cải, hành tây. Với những bạn không thích ăn cay, một lời khuyên chân thành là không nên thử với món này.




Galbi – sườn nướng




Galbi là tên gọi chung của các món sườn nướng trong ẩm thực của người Hàn Quốc. Galbi thường là thịt sườn bò hoặc lợn hoặc gà tẩm xì dầu (kanch’ang) rồi nướng. Khi dùng sườn bò, nó còn được gọi là “sokalbi” hoặc “soekalbi”. Còn nếu dùng sườn lợn hoặc sườn gà thì được gọi là “twaechi galbi” hoặc “t’ak galbi”. Tuy nhiên, vì sườn bò hay được dùng hơn cả, nên nhiều khi chỉ Galbi không thôi cũng hàm ý món sườn bò nướng.



Bulgogi – thịt bò nướng


Bulgogi được ướp với nước tương (xì dầu) và đường, chính yếu tố đó làm cho món ăn mềm và thơm – một hương vị mà ai cũng có thể cảm nhận được. Không chỉ phần lớn các du khách, mà còn đại đa số người dân Hàn Quốc ưa thích món Bulgogi. Nó có vị ngọt và có nhiều nước và chỉ cần một thời gian ngắn cũng có thể chế biến được món ăn ngon này. Đó là lý do tại sao món Bulgogi được coi là món ăn số một trong các món ăn Hàn Quốc.



Khi ăn Bulgogi, người thường gói nó vào rau diếp, lá vừng hay các lá khác và cách ăn này mang lại vị giác chân thực hơn và nhiều dinh dưỡng hơn là chỉ ăn Bulgogi không. Vì những lý do này, món Bulgogi mang đầy đủ chất dinh dưỡng và rất ngon miệng.10. Seafood pajeon – Hành trộn hải sản tẩm bột rán

Sau khi trộn bột mỳ hoặc bột gạo với nước, rắc hành lá hoặc hẹ lên, thêm sò, hến, tôm, ..v..v rồi rán. Seafood pajeon thích hợp làm món nhậu.



Mì đen (Jajangmyun)


Mì Jajangmyun (mì tương đen) Hàn Quốc là món mì ăn liền được phủ lên một lớp nước sốt, nước sốt này được làm từ chunjang (một loại đậu tương đen), ngoài ra Jajangmyun còn bao gồm thịt, rau thái nhỏ và hải sản. Khác hẳn với những loại mì trộn thông thường, loại mỳ này có hương vị đặc biệt và thơm ngon, dễ ăn không thấy chán.





Điểm nhấn của món ăn chính là màu nâu đen của nước tương đậu đen Hàn Quốc. Khi trộn mỳ, với khẩu vị của từng người, có thể thêm gia vị tùy ý.